Công trình hợp long cầu vượt sông Đáy, nối liền hai tỉnh Ninh Bình và Nam Định
Sáng 2/12, UBND tỉnh Nam Định tổ chức lễ hợp long Dự án xây dựng cầu vượt sông Đáy nối hai tỉnh Ninh Bình và Nam Định thuộc tuyến đường bộ cao tốc Ninh Bình - Nam Định - Thái Bình - Hải Phòng.
Tại buổi lễ, Bí thư Tỉnh ủy Nam Định Đặng Khánh Toàn và Bí thư Tỉnh ủy Ninh Bình Đoàn Minh Huấn cùng lãnh đạo hai tỉnh Ninh Bình, Nam Định tiến hành nghi thức hợp long cầu vượt sông Đáy, tặng hoa chúc mừng đơn vị thi công.Lãnh đạo hai tỉnh Nam Định – Ninh Bình tiến hành nghi thức hợp long cầu vượt sông Đáy. |
Bí thư Tỉnh ủy Nam Định Đặng Khánh Toàn chúc mừng.
Công trình có quy mô 4 làn xe, vận tốc thiết kế 100 km/giờ, gồm cầu vượt sông chiều dài khoảng 1,36 km; mặt cắt ngang cầu rộng 19,5 m; đường dẫn chiều dài khoảng 0,64 km với bề rộng nền đường 19 m; xây dựng các tuyến đường nhánh, nút giao và các công trình phụ trợ theo quy hoạch, quy chuẩn, tiêu chuẩn hiện hành.
Cầu vượt sông Đáy có khổ thông thuyền 85 m x 15 m; tĩnh không đường/đê 4,75 m; cầu gồm 29 nhịp, phần cầu chính gồm 3 nhịp liên tục dầm hộp bê tông cốt thép dự ứng lực đúc hẫng cân bằng, sơ đồ (80+130+80)m; phần cầu dẫn vượt đê Hữu sông Đáy phía tỉnh Ninh Bình gồm 3 nhịp liên tục dầm hộp bê tông cốt thép dự ứng lực sơ đồ (46+70+46)m, các nhịp dẫn còn lại dùng kết cấu dầm Super-T bê tông cốt thép dự ứng lực.
Lãnh đạo hai tỉnh Nam Định – Ninh Bình tiến hành nghi thức hợp long cầu vượt sông Đáy.
Tại buổi lễ, Bí thư Tỉnh ủy Nam Định Đặng Khánh Toàn và Bí thư Tỉnh ủy Ninh Bình Đoàn Minh Huấn cùng lãnh đạo hai tỉnh Ninh Bình, Nam Định tiến hành nghi thức hợp long cầu vượt sông Đáy, tặng hoa chúc mừng đơn vị thi công.
Theo Ban Quản lý Dự án đầu tư xây dựng tỉnh Nam Định, cầu vượt sông Đáy nối tỉnh Ninh Bình và tỉnh Nam Định là dự án thành phần thuộc tuyến đường bộ cao tốc Ninh Bình - Nam Định - Thái Bình - Hải Phòng (tuyến CT.08) được thực hiện theo Quyết định số 17/2022/QĐ-TTg ngày 28/7/2022 của Thủ tướng Chính phủ. Dự án được UBND tỉnh Nam Định phê duyệt dự án đầu tư tại Quyết định số 350/QĐ-UBND ngày 23/02/2023 với tổng mức đầu tư 1.450 tỷ đồng.
Dự án có tổng chiều dài tuyến 2 km đi qua 2 xã Khánh Cường, Khánh Trung thuộc địa phận huyện Yên Khánh (Ninh Bình) và 3 xã: Nghĩa Châu, Nghĩa Trung, Nghĩa Thái thuộc huyện Nghĩa Hưng (Nam Định). Điểm đầu dự án tại Km17+300 trên tuyến đường cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng, thuộc xã Khánh Cường, huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình; điểm cuối dự án tại Km19+300 trên tuyến đường cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng, thuộc xã Nghĩa Thái, huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định.
Bí thư Tỉnh ủy Nam Định Đặng Khánh Toàn chúc mừng.
Công trình có quy mô 4 làn xe, vận tốc thiết kế 100 km/giờ, gồm cầu vượt sông chiều dài khoảng 1,36 km; mặt cắt ngang cầu rộng 19,5 m; đường dẫn chiều dài khoảng 0,64 km với bề rộng nền đường 19 m; xây dựng các tuyến đường nhánh, nút giao và các công trình phụ trợ theo quy hoạch, quy chuẩn, tiêu chuẩn hiện hành.
Cầu vượt sông Đáy có khổ thông thuyền 85 m x 15 m; tĩnh không đường/đê 4,75 m; cầu gồm 29 nhịp, phần cầu chính gồm 3 nhịp liên tục dầm hộp bê tông cốt thép dự ứng lực đúc hẫng cân bằng, sơ đồ (80+130+80)m; phần cầu dẫn vượt đê Hữu sông Đáy phía tỉnh Ninh Bình gồm 3 nhịp liên tục dầm hộp bê tông cốt thép dự ứng lực sơ đồ (46+70+46)m, các nhịp dẫn còn lại dùng kết cấu dầm Super-T bê tông cốt thép dự ứng lực.
Bí thư Tỉnh ủy Ninh Bình Đoàn Minh Huấn chúc mừng.
Phía tỉnh Ninh Bình, cầu vượt khác mức và kết nối với đường Bái Đính - Kim Sơn bằng 2 nhánh với quy mô nền rộng 12 m; về phía tỉnh Nam Định tuyến giao vượt khác mức với Quốc lộ 37B và giao khác mức liên thông với Đường trục phát triển tỉnh Nam Định (ĐT.490), kết nối bằng 2 nhánh quy mô nền rộng 8 m.
Toàn cảnh Dự án xây dựng cầu vượt sông Đáy nối Ninh Bình - Nam Định. Ảnh: Thái Thuần/TTXVN
Giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng tỉnh Nam Định Đinh Văn Phương, đơn vị chủ đầu tư dự án cho biết: Dự án xây dựng cầu vượt sông Đáy nối tỉnh Ninh Bình - tỉnh Nam Định nhằm mục tiêu kết nối các tuyến giao thông quan trọng của tỉnh hai tỉnh, từng bước hoàn thiện tuyến đường bộ cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng, tăng cường tính liên kết nối vùng và liên vùng khu vực đồng bằng sông Hồng; đồng thời, giúp giảm tải cho hệ thống giao thông hiện có, rút ngắn khoảng cách và thời gian di chuyển cho người tham gia giao thông, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội cho các tỉnh trong vùng.
Tin, ảnh: Thái Thuần (TTXVN)
Đăng nhận xét